DỤNG THẦN TỨ TRỤ - CHÌA KHÓA ĐỂ CẢI VẬN

DỤNG THẦN TỨ TRỤ - CHÌA KHÓA ĐỂ CẢI VẬN

 

A. Có thể cải vận được hay không?

Quan điểm của phương Đông về số phận dường như là một phạm trù đã được an bài, Mệnh và Vận đã được định đoạt sẵn, con người không thể nào vượt qua được số phận. Nhưng cũng cùng lúc đó các nhà học giả cho rằng Đức năng thắng số, khuyên con người hành thiện sẽ cải được mệnh vận, trả được nghiệp quả và có một cuộc đời an bình hơn.

Phân tích theo quan điểm của các nhà mệnh lý học: Mệnh là một phạm trù gần như cố định, vận thì vận hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật khách quan của sự vận động. Vậy: “Vận mệnh đã là một quy luật khách quan thì điều chỉnh bằng cách nào được?”. Nghiên cứu tứ trụ, am hiểu tứ trụ là một trong các phương pháp hữu hiệu để có thể điều chỉnh mệnh vận một con người thuận theo tự nhiên và đạt được hiệu quả tương đối rõ ràng. Bài viết này phân tích và điểm lược một số các quan điểm của các nhà mệnh lý học trong lịch sử (Lưu Bá Ôn, Thiệu Khang Tiết) cũng như dương đại (Từ Nhạc Ngô, Thiệu Vĩ Hoa, Lý Hàm Thường, Lý Cư Minh) nhằm cung cấp cho các bạn một cái nhìn rõ hơn phép cải vận đời người qua phân tích và ứng dụng quan điểm tứ trụ.

Vấn đề cải vận là rất khó, nhưng với những ai có cơ duyên hiểu và vận dụng được sớm thì hàng lang số phận của các bạn sẽ được cải đổi khá nhiều trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Tại Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam hiện nay việc sử dụng tứ trụ để tư vấn mệnh vận ngày càng trở nên phổ biến hơn.

B. Phương pháp cân đo mệnh vận – và lý thuyết dụng thần của tứ trụ

Xoay quanh phương pháp phân tích mệnh vận đời người của tứ trụ, các nhà mệnh lý học sử dụng học thuyết về dụng thần. Đây là một lý thuyết phức tạp và thực sự là khó khi xem xét phân tích Mệnh của một cá nhân trong không gian và thời gian của Vận của mối quan hệ với lục thân trong cuộc đời, vấn đề sự nghiệp, tài vận và họa hạn...

Tứ trụ cuả một người là 4 trụ gồm năm, tháng, ngày, giờ sinh theo âm lịch, mỗi trụ được chỉ bằng 2 chữ Can và Chi nên thành 8 chữ (nên còn gọi là bát tự). Chúng ta cứ hình dung tại bất cứ một thời điểm năm, tháng, ngày, giờ âm lịch nào cũng đều là "tứ trụ"cả, không cứ là ngày giờ sinh.

“Mệnh” tức là Bát tự hay còn gọi là Tứ trụ, do Thiên can, Địa chi tạo thành, “Vận” tức là đại tiểu vận, lưu niên,… cũng do các Thiên can, Địa chi tạo thành, bởi vậy “Vận mệnh” đều do can chi tổ hợp mà thành, mà can chi là những ký hiệu đại diện của ngũ hành, vì thế vận mệnh thực chất là sự tổ hợp của ngũ hành.

Tứ trụ Mệnh, Vận bám sát theo: Âm dương, Ngũ hành sinh khắc chế hoá, địa chi hợp, xung, hình, hại - qua các tương tác giữa mệnh cục (tứ trụ), và đại vận, lưu niên - tức vận trình. Vì dùng ngũ hành nên độ chính xác của thời gian ứng nghiệm cao hơn hẳn các khoa khác (trích trong cuốn Tứ trụ Tử bình Trúc Lâm Tử).

Nhưng giữa các hành, không chỉ đơn giản là tương sinh, tương khắc. Với mỗi cá nhân sẽ có sự vượng suy và lệch về một ngũ hành nào đó, gọi là thái quá và mặt bất cập của các hành. Ví dụ:

Kim vượng: gặp Hoả sẽ thành vũ khí (có ích);

Hoả vượng: gặp Thuỷ thì trở thành cứu ứng cho nhau;

Thuỷ vượng: gặp Thổ sẽ thành ao hồ;

Thổ vượng: gặp Mộc thì việc hanh thông;

Mộc vượng: gặp Kim sẽ trở thành rường cột;

Theo Chu Dịch: "mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở thái cực". Ngũ hành là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật; cho nên mọi việc, mọi vật thống nhất ở âm dương, ngũ hành.

Con người là một linh vật trong vạn vật, nên tất nhiên nó phải chịu ảnh hưởng của sự vận động không ngừng của vũ trụ. Khoa Tử Bình dự đoán theo Tứ trụ là một khoa dự đoán có tham vọng giải thích toàn diện về cuộc sống của 1 cá nhân - tiểu thiên địa - nó nghiên cứu các qui luật chi phối sinh mệnh con người, vận dụng các qui luật sinh, khắc cuả ngũ hành để giải thích tương quan giữa con người và trời đất. Con người khi sinh ra đã được hấp thụ khí của đất trời biểu hiện qua thiên can và địa chi trong tứ trụ, có thể hiểu khí đó là khí tiên thiên trong ngũ hành. Tham vọng của các nhà mệnh lý học của tứ trụ là vận dụng ngũ hành trong khí tiên thiên và hậu thiên để điều chỉnh mệnh lý của một con người.

Ngũ hành trong tứ trụ có cái thiên vượng, có cái thiên nhược.

• Mặt vượng: chỉ những đặc tính lộ rõ, nổi trội;

• Mặt nhược: chỉ những đặc tính chìm ẩn hoặc yếu hơn;

• Mặt thiếu khuyết: Nếu biết ta có thể bổ sung cho người đó, để hướng tới cái tốt, tránh cái xấu;

Ví dụ: người trong tứ trụ không có hành Thuỷ thường thích màu đen (xe cộ, y phục, trang trí..., và thiếu hành thủy thường bị bệnh về thận, bàng quang; họ sẽ được bổ sung bởi màu sắc đen, phương Tây (kim, sinh thuỷ); hay phương Bắc (Thuỷ vượng).

Qua sự bổ sung lý tính, hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, nghề nghiệp, tiền đồ, hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khoẻ, để cân bằng tổng hợp cho tứ trụ, tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại.

Chữ bổ là chìa khoá vàng của Khoa Tử Bình: đó là bổ khí âm dương ngũ hành, bao gồm không gian và thời gian của vũ trụ, mà người đó nhận được lúc sinh ra.

Dụng thần tứ trụ là gì? Việc sử dụng lựa chọn tính lý của ngũ hành qua các sự vật, sự việc, con người, năm, tháng … được gọi chung là dụng thần của tứ trụ. Dụng thần có thể được hiểu như là thuốc của mệnh, để mệnh cân bằng âm dương, đạt được sự hài hòa với cuộc sống, mệnh vận và từ đó cá nhân đó có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy dụng thần có thể là một trong năm ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong từng sự việc vấn đề cụ thể yếu tố ngũ hành này sẽ có biểu trưng và tính lý cụ thể. Cái sinh ra dụng thần được gọi là hỷ thần. Cái khắc dụng thần được gọi là kỵ thần. (Các bài viết chi tiết về vấn đề này sẽ được đề cập sau).

Vấn đề chính của các nhà mệnh lý học tứ trụ là tìm ra được dụng thần của mỗi cá nhân. Khi biết được dụng thần của mỗi cá nhân, các nhà mệnh lý học tứ trụ có thể đưa ra lời khuyên về đa số các vấn đề của cuộc sống liên quan đến cá nhân đó.

Tư vấn miễn phí dụng thần từng người theo TỨ TRỤ: giờ, ngày, tháng, năm sinh

ĐT/Zalo: 0919 131 681

1
Bạn cần hỗ trợ?